Content Marketing: Số lượng phải đi đôi với chất lượng

Thảo luận trong 'Seo khác' bắt đầu bởi bigseo, 20 Tháng mười một 2013.

  1. bigseo

    bigseo Member

    “Nội dung” đang là yếu tố được đưa ra bàn luận nhiều nhất trong các buổi hội thảo về SEO, đặc biệt là vì những thuật toán của Google và những update Google mới tung ra gần đây cho Panda và Penguin

    Điểm mấu chốt của vấn đề là – Làm thế nào để nâng cao được chất lượng nội dung?

    Ví dụ, khi tôi xem xét tất cả các bài viết của tôi trong SEW để phát hiện ra điểm nổi trội phổ biến của những bài viết đó, thì tôi thấy rằng: mức độ phổ biến của bài viết được đánh giá bằng số lượng share và comment của người dùng. Tôi thấy rằng hầu như không có mối tương quan nào giữa một bài viết với nội dung chất lượng và một bài viết phổ biến với người đọc.

    Điều này làm tôi suy nghĩ: hình như những bài viết chất lượng của tôi bị nhiều người đọc bỏ qua. Vì sao tôi lại suy nghĩ như thế? Nếu bài viết hay của tôi, được đăng trên một web lớn như Search Engine Watch, nhưng không nhận được nhiều "sự ưu thích", nhiều chia sẻ như bài viết với nội dung bình thường, thì liệu có phải tôi đang lãng phí những bài viết chất lượng chỉ vì những con số, những lượt share.

    Ở một blog vô danh nào đó, có thể có một bài viết rất chất lượng. Nó có thể có ảnh hướng lớn đến các suy nghĩ của những marketer, làm thay đổi cách chúng ta nghĩ về marketing. Nhưng tại sao chúng ta lại chưa bao giờ từng đọc về nó? bởi vì các độc giả của blog quá ít, lượt share, comment quá ít. Vì thế, không gây được sự chú ý đến những người dùng như chúng ta.

    Chất lượng, sự liên quan, và cách sử dụng Google.

    Làm thế nào để bạn sử dụng những dữ liệu (dạng số lượng) để biểu trưng cho chất lượng, đặc biệt là khi chất lượng chỉ là nhận thức của người dùng? Làm sao chúng ta có thể khẳng định được một bài viết nào đó hay hơn, quan trọng hơn bài viết khác?

    Google sử dụng vô số các dấu hiệu để đánh giá tính liên quan của nội dung - liên kết inbound, tín hiệu xã hội, mức uy tín, PageRank, và nhiều những yếu tố khác nữa. Tất cả những yếu tố này là những thước đo để xác định sự liên quan của một trang web vào một từ khóa tìm kiếm.

    Trong vài năm qua, Google đã nỗ lực thực hiện những phương pháp để đánh giá chất lượng của một nội dung? Tuy nhiên, những yếu tố kể trên chỉ là những con số để đánh giá chất lượng (và độ liên quan với tìm kiếm), nên liệu Google có đang mắc sai lầm?

    [​IMG]

    Lấy ví dụ về: “lượng traffic của website” chẳng hạn. Nếu bạn tìm kiếm với một từ khóa phức tạp, cụ thể, bạn sẽ nhận được một loạt các bài viết trên blog về chủ đề chính xác này. Những bài viết mới sẽ được ưu tiên hơn những bài viết cũ, nhưng tất cả bài viết đều cùng một chủ đề. Thật tuyêt vời phải không.

    Tìm hiểu sâu hơn và bạn sẽ thấy rằng họ đưa ra gợi ý về 10 cách khác nhau để thu hút lượng traffic về với website của bạn. Có nghĩa là: với một chủ đề mang tính cá mà không có một câu trả lời rõ ràng nào, bạn không nên yêu cầu Google phải đưa ra câu trả lời chính xác, nhưng hãy sử dụng chúng như bàn đạp cho các nghiên cứu và tìm ra những câu trả lời phù hợp nhất trong nội dung với bạn .

    Nhưng tất cả điều này được dựa trên giả định rằng các nội dung có liên quan đều được hiển thị trên top đầu trang tìm kiếm (vì trong thực tế rất ít người xem tiếp kết quả ở trang 2, trang 3).

    Tận dụng sơ hở của hệ thống

    Một kiến thức có lẽ mà SEO-er nào cũng biết. Đó là thuật toán của Google xác định web đứng đầu dựa trên hơn 200 đánh giá, liên quan đến từ khóa tìm kiếm, và có nhiều cách để đảm bảo rằng web được tối ưu hóa tốt nhất cho việc tăng thứ hạng trên trang kết quả.

    Qua nhiều năm, nhiều người đã cố gắng để "tận dụng sơ hở của hệ thống tìm kiếm" với nhiều phương pháp SEO mũ đen: như mua liên kết, nội dung cóp nhặt, nhồi từ khoá và nhiều những biện pháp khác nữa. Nhưng việc tận dụng sơ hở của hệ thống không phải là vấn đề duy nhất với thị trường tìm kiếm Google và các lĩnh vực marketing kỹ thuật số, mạng xã hội, cũng đang đối mặt với những thách thức tương tự.

    [​IMG]

    Trong một bài viết gần đây, Mat Honan đã phản ánh về một thủ thuật để “ép” những bài viết đến nhiều hơn với người dùng quá các phương tiện truyền thông xã hội. Ông vạch ra một vài dịch vụ cho phép làm điều này: như mua follower, mua likes, mua lượt pageview và tweet của người dùng. Và vấn đề rõ ràng ở đây là: sự phổ biến của bài viết có thể “mua” được.

    Ngày nay có rất nhiều những tín hiệu xã hiệu để giúp một bài viết trở nên phổ biến hơn như chia sẻ trên twitter, lượt share, like, gây ra những hiểu lầm như: một bài viết nhận được nhiều lượt share là những bài viết có ảnh hưởng đến cộng đồng? Liệu có phải thế không? Trong thế giới mới của truyền thông xã hội bây giờ, điều quan trọng là con số. Và bạn có thể dễ dàng mua được những con số đó.

    Giải thích 'khoa học' trong Content Marketing: Tại sao số lượng luôn thắng?

    Cái mà chúng ta phải quan tâm thực sự ở đây là các chúng ta tiêu thụ, thu hút nội dung. Chúng ta thích đọc một nội dung gì đó với 9.000 tweet chia sẻ hơn là một nội dung mà vẻn vẹn chỉ có 19 tweet chia sẻ trên twitter! Thật vậy đó?

    Các tín hiệu xã hội ngày nay là một yếu tố làm thay đổi hành vi, mang nội dung tiếp xúc gần hơn với người đọc cũng như mang lại nhận thức của người đọc về nó. Thêm vào đó, nếu bạn có khả năng tạo một tweet ngắn gọn với chỉ 140 kí tự (kí tự tối đa khi tweet trên twitter), với một tiêu đề gây chú ý và với cách tóm gọm nội dung một cách khôn ngoan, thì chắc chắn bài viết của bạn sẽ thu thú được sự quan tâm cũng như lượt share, like, comment của độc giả.

    Bao nhiêu người trong số bạn hứng thú khi đọc một bài viết chất lượng? Lần cuối cùng bạn đọc một bài viết mà không tweet chúng ngay sau đó là khi nào?

    [​IMG]

    Là một marketer, chúng ta phải tạo ra những nội dung dễ thu hút người dùng. Một bài viết ngắn gọn theo kiểu liệt kê những ý chính, đưa 10 lời khuyên, 15 cách, 51 ý tưởng để thực hiện một điều gì đó, hay một viết được trình bày bằng hình ảnh chỉ với 1 ít chữ, một đoạn video dài 90 giây . . . là những điều tôi muốn đề cập ở đây với các marketer.

    Nhiều người cho rằng: chúng ta đang “ép” mình phải tìm ra những cách sáng tạo để truyền đạt thông điệp của nội dung đến người độc theo một cách hiệu quả nhất. Tôi sẽ không đồng ý với tuyên bố này. Trong thực tế, một vấn đề đang tồn tại, đó là chúng ta đi cóp nhặt nội dung, mang về “xào xáo” nó để thành một bài viết khác. Và với những nội dung cứ “na ná” nhau như vậy, thì việc marketer dùng những cách khôn ngoan để truyền đạt nội dung đến người dùng là một điều hết sức bình thường. Nó giống như thức ăn của chúng ta vậy, để không bị ngán, thì chúng ta sẽ chế biến thức ăn theo nhiều cách.

    Các nghiên cứu hiện nay về content marketing tập trung nhiều về mặt tiếp thị hơn so với mặt nội dung. Đó là làm thế nào để nhận được nhiều lượt share, lượt tweet mà nhiều độc giả hơn.

    Đó là một điều rất tuyệt vời trong content marketing. Vì nếu bạn tạo ra một bài viết có giá trị, chất lượng thì bạn sẽ muốn bài viết đó phổ biến nhiều hơn với công chúng. Nhưng vẫn có những lời khuyên trong vấn đề này: là bài viết của bạn phải dễ đọc, dễ chia sẻ, ngắn gọn và có sức hút bởi vì chúng ta chúng ta đang tập trung nâng cao chất lượng của số lượng.

    5 cách để chia sẻ bài viết này trên Twitter

    Tôi khác các bạn? Ồ, không! Dĩ nhiên là tôi cũng muốn bài viết của tôi nhận được nhiều sự chia sẻ trên các trang xã hội. Và tôi luôn cố gắng để hiện thực hóa điều đó. Với bài viết này, tôi rất mong muốn sẽ có trên 500 tweet trên Twitter.

    - Bài viết của Uri Bar-Joseph (SEW).
    - Ghi rõ nguồn www.thegioiseo.com khi phát hành lại bài viết này.

Chia sẻ trang này