Quản lý bankroll – chìa khóa đầu tiên cho sự thành công

Thảo luận trong 'Gambling & Games' bắt đầu bởi MMO, 7 Tháng mười hai 2013.

  1. MMO

    MMO New Member

    Nếu bạn tìm hiểu về poker qua các kênh nước ngoài, hẳn bạn sẽ bắt gặp cụm từ Bankroll Management (BRM) được đề cập rất nhiều trong các tài liệu cả cơ bản và nâng cao. Thuật ngữ tiếng Anh đó chỉ việc quản lý bankroll trong poker (bankroll = số tiền có trong tài khoản poker), một kỹ năng được xem là sống còn với bất kỳ người chơi nào muốn theo đuổi poker một cách nghiêm túc và lâu dài. Nói một cách đơn giản nhất, quản lý bankroll là cách thức bạn tiếp cận poker bằng việc xác định rằng với số tiền nhất định thì bạn nên chơi ở mức cược nào (limit). Chẳng hạn, nếu tài khoản của bạn có X USD thì bạn sẽ chơi ở mức cược bao nhiêu là hợp lý?

    Tại sao quản lý bankroll quan trọng?

    Những người chơi poker khôn ngoan nhất đã đúc kết một kinh nghiệm mà được cả thế giới poker thừa nhận, đó là dù bạn có là người chơi giỏi nhất hành tinh thì bạn cũng sẽ trắng tay nếu không có một phương án quản lý bankroll phù hợp. Rất thường thấy một người mới chơi poker bỏ tất cả (hay một phần đáng kể) số vốn họ có vào một bàn chơi. Có lẽ nếu gặp may họ sẽ nhân đôi, nhân ba… tài khoản, nhưng với lối chơi như vậy ắt hẳn sẽ không mất nhiều thời gian để người đó nướng sạch bankroll của mình. Nguyên do quá dễ hiểu. Với việc chơi quá sức hay chơi ngoài tầm của bankroll, người chơi luôn đối mặt với nguy cơ trắng tay thường trực cho dù có kỹ thuật chơi cao đến mấy. Thứ nữa, việc chơi quá to so với số vốn mình có khó mà đem lại tâm lý thoải mái cho người chơi. Đặc biệt là sau khi người đó thua một vài ván, họ sẽ rất dễ nảy sinh cảm giác cuống, lo lắng và tiếc tiền. Thậm chí có người vì thế còn chơi to hơn hòng mong gỡ gạc lại, kết quả là tài khoản của họ cạn kiệt hoàn toàn. Những người như vậy nếu nạp tiền tiếp thường lặp lại vòng luẩn quẩn đó, và họ chính là nguồn tài nguyên cho những tay chơi khôn ngoan hơn. Sau cùng, lối chơi như thế giống đánh bạc của những người chơi mang tính giải trí hơn là của một người muốn chơi nghiêm túc để thu lợi nhuận lâu dài.

    Hẳn là bạn thường xuyên chứng kiến những trường hợp như trên phải không hay thậm chí bạn nhận ra chính mình đã từng chơi như vậy? Nếu bạn không muốn biến mình thành miếng mồi cho kẻ khác trên bàn poker thì đừng dại gì mà không áp dụng ngay kỹ năng quản lý bankroll. Nên biết rằng, trong poker cũng như bất cứ cuộc chơi nào, yếu tố may rủi luôn đan xen nhau tồn tại, đó còn gọi là tính dao động (variance) trong poker. Với một thời gian chơi poker đủ lâu, bạn sẽ nhận thấy sau những đợt bài đẹp mang lại lợi nhuận cao nếu bạn biết khai thác sẽ là những giai đoạn bài xấu mà bất kỳ người chơi nào cũng không tránh khỏi, nó sẽ gây ra thua lỗ (các đợt downswing) dù là bạn chơi tốt đến đâu. Chính vì thế, để tồn tại lâu dài, bạn cần có phương tiện kiểm soát rủi ro và giúp bạn đối phó và vượt qua những thời kỳ thua lỗ để tiếp tục cuộc chơi thay vì lâm cảnh phá sản.

    Phương án quản lý bankroll tốt là cách giúp bạn cân bằng giữa việc tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu nguy cơ thiêu rụi tài khoản trong chốc lát.

    Tới đây hẳn bạn đã hiểu sự cần thiết phải có một cách thức quản lý vốn – quản lý bankroll phù hợp cũng như không bao giờ nên “đầu tư” thái quá cho một bàn chơi rồi phải không? Vậy chơi bao lớn là hợp lý? Để không dài dòng nữa, phần dưới sẽ đề cập vấn đề đó.

    Kích cỡ bankroll bao nhiêu là đủ lớn cho một mức cược?

    Phương án quản lý tài chính thực chất xuất phát từ nguyên tắc không đặt tất cả số trứng bạn có vào 1 cái rổ. Trở lại với câu hỏi ở trên, một số tiền bankroll nhất định sẽ cho phép bạn chơi mức cược lớn bao nhiêu thì hợp lý, các chuyên gia poker đã tổng kết và đưa ra công thức sau:

    - Đối với No Limit Hodl’em:

    Nếu chơi cash game thể loại NL Hold’em, 25 lần là số lượng buy-in (BI) tối thiểu bạn cần có để chơi ở một mức cược cụ thể. Buy-in ở đây chỉ số tiền bạn mang vào bàn mỗi lần. Thường một bàn chơi No Limit cho phép bạn mang vào tối đa 100 Big Blind qui định của bàn đó, ví dụ bàn NL Hold’em $0.50/$1 sẽ cho phép bạn buy-in tối đa là 100 USD. Có những người sẽ buy-in tối đa (full buy-in), lại có những người chỉ buy-in vài chục Big Blind. Nhưng cho dù bạn áp dụng chính sách buy-in nào, hãy đảm bảo rằng bạn có tối thiếu 25 lần buy-in trước khi quyết định chơi ở mức cược đó. Một nguyên tắc tương tự là bạn chỉ mang vào bàn chơi mỗi lần tối đa 4% tổng số bankroll của bạn. Vậy nên nếu bạn khởi đầu với 50 USD bankroll chẳng hạn thì bạn chỉ nên chơi mức cược $0.01/$0.02 (với mỗi lần full buy-in là 2 USD, bạn sẽ có 25 lần buy-in).

    - Đối với Limit Hold’em:

    Khác với No Limit, số tiền mang vào một bàn chơi thể loại Limit thường không bị hạn chế, bạn có thể mang cả bankroll của bạn vào 1 bàn nếu muốn. Tuy nhiên, để chơi ở một mức cược cụ thể người ta khuyến cáo bạn nên có tối thiểu 300 Big Bet của mức cược đó. Ví dụ, với một bàn Limit Hold’em $0.50/$1 thì $1 gọi là Big Bet. Như vậy, để chơi ở bàn này thì bạn nên có tối thiểu 300 USD bankroll.

    - Đối với thể loại chơi SnG:

    Đối với thể loại SnG, buy-in là số tiền mua vé bạn bỏ ra để tham gia vào một SnG. Con số buy-in tối thiểu được khuyến cáo là 20. Chẳng hạn nếu tài khoản của bạn có 100 USD thì bạn chỉ nên chơi những SnG có buy-in không quá 5 USD.

    Tăng và giảm mức cược khi nào?

    Việc tăng và giảm limit, hay nói cách khác là khi nào thì chơi lớn hơn và khi nào thì nên chơi nhỏ đi, cũng áp dụng theo nguyên tắc trên. Chỉ chơi lớn hơn khi bạn đã sẵn sàng, đó là khi bạn đã tích lũy được một bankroll đủ lớn cho limit kế tiếp. Tuy nhiên điều đó mới chỉ là yếu tố cần mà chưa đủ. Dù bankroll của bạn đã đáp ứng, bạn chỉ nên tăng limit nếu thấy mình đã tự tin, làm chủ ở limit hiện tại và sẵn sãng cho những thử thách lớn hơn, ngược lại hãy tiếp tục chơi ở mức hiện tại cho tới khi bạn thuần thục hoàn toàn. Ở chiều hướng khác, khi mọi chuyện không thuận lợi, bạn đang thua lỗ thì hãy lưu ý một khi bankroll của bạn chạm mức giới hạn của mức cược thấp hơn là lúc bạn nên chuyển xuống chơi ở mức đó – chơi nhỏ đi. Một ví dụ để dễ hình dung, bạn bắt đầu chơi cash game NL với bankroll là 250 USD, là một người hiểu về quản lý bankroll nên bạn sẽ chơi ở mức cược $0.05/$0.10 (ứng với 25 lần full buy-in 10 USD) cho tới khi bạn tích tũy được 400 USD thì bạn có thể chuyển lên chơi bàn lớn hơn ở limit kế tiếp là $0.08/$0.16 (full buy-in là 16 USD, như vậy với 400 USD bạn sẽ có 25 lần buy-in), tuy nhiên nếu bạn gặp thua lỗ và khi bankroll tụt xuống khoảng 125 USD, tương đương với 25 lần buy-in ở mức cược thấp hơn $0.02/$0.05, thì là lúc bạn nên chuyển xuống chơi ở limit đó.

    Nhân đây tôi cũng muốn mách bạn một lời khuyên nhỏ, đó là khi bạn gặp thua lỗ và cảm thấy mình bắt đầu thiếu bình tĩnh thì là lúc bạn cần một sự giải lao, hãy thư giãn hay đi đâu đó, và chỉ nên trở lại với poker khi bạn có tâm trạng thoải mái hơn.

    Càng lên cao thì gió càng mạnh, đối thủ của bạn sẽ khôn ngoan hơn, mức độ cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn. Vì thế hãy trang bị cho mình những thứ cần thiết, một bankroll đủ lớn và sự tự tin, trước khi bạn quyết định chơi ở một bàn to hơn. Hãy ngay lập tức giảm limit nếu bạn cảm thấy chưa sẵn sàng thích ứng với limit đó, ngay cả khi bankroll của bạn đã cho phép.

    Sau cùng, các mức cược lớn hơn luôn rất hấp dẫn nhưng hãy biết khả năng của mình. Tiến lên khi thuận lợi và lùi lại khi cần thiết chính là bí quyết thành công!

    Hãy gia tăng giới hạn an toàn

    Hãy nhớ rằng số lượng buy-in như trên chỉ là mức tối thiểu được khuyến cáo. Việc gia tăng con số đó lên sẽ chẳng có hại gì mà chỉ khiến bạn an toàn hơn mà thôi. Cá nhân tôi, để chơi ở thể loại SnG, cụ thể là trò Fifty50 tại PokerStars tôi đặt cho mình quy tắc phải có tối thiểu 50 lần buy-in, và chỉ leo lên mức buy-in cao hơn khi mình có đủ tự tin và ít nhất 50 lần buy-in ở mức đó. Đây có lẽ là con số quá thừa với một số người nhưng với tôi như thế mới đủ để an tâm.

    Lời kết

    Quản lý bankroll (Bankroll management) hợp lý là phương pháp giúp bạn chơi poker an toàn về lâu dài, giảm thiểu nguy cơ “bay” tài khoản cho bạn. Một lần nữa, hãy nhớ rằng dù bạn có kỹ năng cao đến mấy, bạn chắc chắn sẽ không có thành công lâu dài nếu thiếu vắng một kỷ luật sắt trong quản lý bankroll. Đó cũng là lý do tại sao quản lý bankroll luôn là chủ đề quan trọng đầu tiên được nhắc tới trong hầu hết các khóa học hay tài liệu viết về poker. Cuối cùng, chúc bạn trở thành một người chơi chiến thắng với phương châm tiến “chậm mà chắc” thay vì “bạo phát, bạo tàn”!

    Theo pokerembassy

Chia sẻ trang này