Vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn công nghiệp tại TP.Thủ Đức HCM

Thời tiết nóng nực như hiện nay, nguy cơ ngộ độc thực phẩm càng gia tăng do thực phẩm nhanh bị ôi thiu. Qua kiểm tra giám sát của Cục An toàn thực phẩm, khoảng 70% số vụ ngộ độc thực phẩm ở các bếp ăn tập thể là do sử dụng suất ăn từ nơi khác vận chuyển đến, không được bảo quản tốt. Vì vậy việc có bếp ăn công ty trở nên cần thiết và thiết thực cho người lao động, vừa có thể đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người lao động , sạch sẽ. Tuy nhiên bếp ăn trong công ty thì có phải xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

1638923712213.png
Bếp ăn công nghiệp là gì?
Bếp ăn công nghiệp là loại hình bếp được thiết kế nhằm mục đích nấu nướng thức ăn phục vụ nhu cầu ăn uống của hàng trăm, ngàn công nhân lao động tại các nhà máy- khu công nghiệp.

Hiện nay có 2 hình thức sử dụng bếp ăn công nghiệp trong các nhà máy – khu công nghiệp như sau:

+ Doanh nghiệp tự xây dựng và tổ chức nấu ăn để phục vụ công nhân;

+ Doanh nghiệp ký hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ suất ăn công nghiệp đã có giấy phép chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn công nghiệp

Bếp ăn công nghiệp nếu không được vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sẽ dẫn đến mất vệ sinh, gây ô nhiễm thực phẩm và gây ngộ độc thức ăn cho người lao động. Căn cứ theo quy định Thông tư 15/2012/TT-BYT, vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn công nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau:

- Tiêu chuẩn không gian

- Thiết kế tổng quát bếp ăn công nghiệp

+ Không gian bếp ăn tập thể cần đảm bảo đầy đủ:

+ Khu bảo quản nguyên liệu, lưu trữ thực phẩm, khu sơ chế, nấu nướng, không gian phục vụ ăn uống.

+ Khu rửa tay và nhà vệ sinh phải nằm riêng biệt.

+ Đối với bếp ăn công nghiệp sử dụng dịch vụ cung cấp suất ăn chuyển từ bên ngoài vào phải bố trí khu vực bảo quản thức ăn nhanh, phù hợp với số lượng suất ăn phục vụ.

+ Cống rãnh, nhà bếp phải thông nước, không bị ứ đọng

- Khu vực vệ sinh trong bếp ăn công nghiệp:

+ Bếp ăn tập thể phải có bồn rửa tay, ít nhất 1 bồn đủ lớn cho 50 người sử dụng.

+ Đối với nhà vệ sinh phải có ít nhất 1 nhà cho 25 công nhân.

- Khu vực bảo quản thực phẩm:

+ Khu bảo quản thực phẩm trước khi ăn phải đảm bảo vệ sinh, được bố trí trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất ít nhất 60cm.

+ Được trang bị đầy đủ các vật dụng che đậy chống bụi bẩn, côn trùng như gián, ruồi, muỗi và động vật gây hại cho sức khỏe con người.

- Tiêu chuẩn vệ sinh

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn công nghiệp cần phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh như sau:

+ Cần có đủ dụng cụ chế biến, bảo quản, sử dụng riêng thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã qua chế biến để tránh nhiễm chéo.

+ Dụng cụ nấu ăn làm bằng vật liệu an toàn, đảm bảo vệ sinh.

+ Bố trí đầy đủ dụng cụ chia, gắp, đựng thức ăn và đảm bảo sạch sẽ, được vệ sinh hằng ngày.

+ Có găng tay sử dụng một lần khi trực tiếp chế biến thức ăn.

+ Thực phẩm dùng để chế biến phải rõ nguồn gốc, có hợp đồng cung cấp nguyên liệu thực phẩm an toàn.

+ Nước đạt chuẩn an toàn trong chế biến kinh doanh.

+ Đá sử dụng trong ăn uống công nghiệp phải đảm bảo được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với quy chuẩn quốc gia.

+ Dụng cụ chứa đựng rác, chất thải phải kín, có nắp đậy. Chất và rác thải được thu dọn, xử lý hằng ngày đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

+ Người quản lý, nhân viên phục vụ: phải khám sức khỏe ít nhất mỗi năm 1 lần, có chứng nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Lưu trữ, bảo quản thực phẩm

Người quản lý bếp ăn công nghiệp phải có trách nhiệm thực hiện ghi chép chế độ kiểm thực và lưu mẫu thức ăn tại cơ sở chế biến ít nhất 24h kể từ khi đồ ăn được chế biến, nấu nướng xong. Việc này nhằm giúp doanh nghiệp, Bộ Y tế dễ dàng kiểm tra chất lượng thực phẩm trong bếp ăn tập thể khi có sự cố ngoài ý muốn xảy ra.

Bên cạnh đó các tiêu chuẩn chung về vệ sinh attp, còn rất nhiều yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng thực phẩm của bếp ăn công nghiệp như cơ sở vật chất, công trình, kỹ thuật bố trí không gian,… Mỗi đơn vị khi áp dụng hình thức bếp ăn công nghiệp cho công nhân, người lao động cần tuân thủ các nguyên tắc cũng như quy định được Bộ y tế ban hành, nhằm đảm bảo sức khỏe người lao động.

Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn công nghiệp

Doanh nghiệp, hoặc cơ sở kinh doanh bếp ăn công nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ để xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện attp;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm ( bản sao có xác nhận của chủ cơ sở )

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm;

- Bản vẽ thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực xung quanh;

- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Trên đây, Vihabrand đã trình bày chi tiết về vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn công nghiệp tại TP.Thủ Đức HCM. Để xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn công nghiệp. Vui lòng liên hệ

ĐƠN VỊ HỖ TRỢ PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP VIHABRAND

Chúng tôi tin rằng Quý Công ty quan tâm đến các lợi ích về SHTT của Quý Công ty. Còn với VIHABRAND lợi ích của quý công ty cũng là lợi ích của chúng tôi, bởi chúng tôi quan niệm rằng:

“bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng như bảo vệ lợi ích của chính mình”.

Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi


CÔNG TY TNHH QUẢN TRỊ TÀI SẢN TRÍ TUỆ VIHABRAND

Địa chỉ trụ sở: 20/1/6 Đặng Thùy Trâm, P.13, Q.Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Email : vihaco.gov@gmail.com

Website.http://dangkythuonghieu.org

Tel : (028) 62 758 518 - Fax: (028) 62 758 519


Hotline: 0933 502 255 – 0909 444 771

để được hỗ trợ và tiến hành các thủ tục pháp lý nhanh nhất và hiệu quả nhất, tư vấn MIỄN PHÍ
 
mu-cnc
Top