Giải pháp tối ưu cho thiết kế thi công nhà xưởng

xaydungsongnam

New member
Để tránh rủi ro “tiền mất tật mang” nên việc tìm được đơn vị thiết kế thi công nhà xưởng phù hợp với doanh nghiệp là điều cần phải cân nhắc ở nhiều khía cạnh. Các bạn hãy cùng SONG NAM tìm hiểu về các vấn đề xung quanh chủ đề này nhé!

banner.png

1. Làm thế nào chọn được đơn vị thiết kế thi công nhà xưởng phù hợp?

Hãy lựa chọn dịch vụ thiết kế thi công nhà xưởng theo những tiêu chí như sau:
– Đơn vị thiết kế phải có trụ sở, địa chỉ công ty rõ ràng
– Xem xét kinh nghiệm, đội ngũ kỹ sư lâu năm, nhân công không quá mỏng
– Tìm hiểu review, phản hồi tích cự từ khách hàng đối với các công trình thực tế
– Xem xét số lượng công trình thực tế công ty đã triển khai hoàn thiện
– Chi phí thi công phù hợp với tài chính gia đình và quy mô công trình
– Thời gian thiết kế thi công xây dựng tối ưu nhất và tiến độ đúng với thỏa thuận hai bên.

2. Bảng báo giá cho dịch vụ thiết kế thi công nhà xưởng

Đối với từng khu vực thi công và tại mỗi thời điểm khác nhau, sẽ dẫn đến sự chênh lệch chi phí giữa các tỉnh thành ở từng hạng mục trong dịch vụ xây dựng, thi công nhà xưởng.
Nhìn chung, bảng giá xây dựng nhà xưởng bao gồm các cấu phần như sau:
– Vật tư xây dựng dùng cho nhà xưởng
– Số lượng nhân công dùng cho thi công
– Máy móc cho công trình thi công
– Chi phí cho các giải pháp phục vụ trong thi công
– Những chi phí liên quan như điện nước, phí vận chuyển, phí phát sinh, …

Để có thể nhận được tư vấn và bảng giá chi tiết cho từng hạng mục công trình, xin vui lòng liên hệ tới hotline 0769861168, bộ phận thiết kế kỹ thuật SONG NAM gửi bảng báo giá chi tiết với nhu cầu và dự án của riêng bạn.
 
Sửa lần cuối:

xaydungsongnam

New member
Nhằm giúp quý khách hàng đang có nhu cầu thi công nhà thép tiền chế hiểu thêm về cấu tạo của kiểu nhà này chúng tôi xin được giới thiệu một số thông tin cơ bản để mọi người nắm rõ hơn.

Nhà thép tiền chế là nhà được thi công từ các cấu kiện được làm trước tại xưởng và chuyễn ra điểm lắp dựng tại công trường.

Nhà thép tiền chế được áp dụng cho nhiều loại hình công trình như nhà xưởng, hàng, show room, nhà cao tầng, mái nhà ga, sân bay… trong đó nhà xưởng là được sử dụng nhiều nhất
Các loại nhà tiền chế ngày nay đang trở thành kiểu nhà rất được ưa chuộng trong lĩnh vực xây dựng. Ngoài thời gian thi công ngắn, độ bền vững cao mà quy trình lắp dựng nhà thép tiền chế còn vô cùng dễ dàng.

Thiết kế kết cấu nhà thếp tiền chế mà bạn cần nắm rõ


Vậy thiết kế kết cấu nhà thép tiền chế như thế nào? Có công ty xây dựng nhà thép tiền chế nào uy tín? Nếu cũng đang băn khoăn như vậy, thì đừng bỏ qua bài viết này trước khi thi công nhà thép tiền chế bạn nhé.

Lắp dựng nhà thép tiền chế là việc gắn kết các cấu kiện thép lại với nhau. Các cấu kiện này được gia công theo bản vẽ nhà tiền chế được thiết kế sẵn trước đó. Kết cấu nhà thép tiền chế thường gồm 3 bộ phận là phần khung chính; các thanh xà gồ, dầm tường, thanh cột ở đỉnh tường; các tấm thép tạo hình bằng cán.

Trong thiết kế kết cấu nhà thép, phần khung chính gồm chủ yếu là cột kèo. Đây đều là tổ hợp những chi tiết có tiết diện theo hình chữ T. Cột nhà thép tiền chế thường có hình chữ H, tuy nhiên trong một số nhà thép đặc biệt sẽ có hình tròn. Đối với kèo của các mẫu nhà tiền chế thường có cấu tạo dạng dàn hoặc dầm thép thay đổi tiết diện.

Bên cạnh đó, các thanh xà gồ trong kết cấu nhà thép tiền chế thường có hình chữ Z, C và U. Trong thi công, xà gồ thường được liên kết với kèo bằng những bản mã được thiết kế sẵn trên kèo. Dầm, cột thép và cột kèo, cũng được gắn kết chặt chẽ với nhau bằng những bulong cố định có cường độ lớn.

Ngoài ra, mái tôn khi thi công nhà thép tiền chế thường được tạo thêm một lớp cách nhiệt hoặc lớp bông thủy tinh để cách nhiệt và chống ồn cho nhà thép. Trên mái nhà cũng có các tấm lợp sáng để lấy ánh sáng tự nhiên vào bên trong. Điều này giúp đáng kể năng lượng chiếu sáng khi đi vào hoạt động.

Không chỉ vậy trong lắp dựng nhà thép tiền chế thì kết cấu móng nhà thép tiền chế cũng khá quan trọng. Do phần truyền tải trọng từ trên xuống đất nên nền móng của mỗi công trình phụ thuộc vào tổng tải trọng và bề mặt địa chất của nhà thép. Các chủ đầu tư có thể lựa chọn: móng nhà đơn, móng bè hay móng bằng phù hợp với tính kết cấu nhà thép tiền chế.
 

xaydungsongnam

New member
Nhiều gia chủ nghĩ rằng, hồ sơ thiết kế là bản vẽ thi công có ảnh phối cảnh, các mặt bằng. Cách hiểu này không sai nhưng chưa đầy đủ bởi đó chỉ là một phần nhỏ trong tập hồ sơ thiết kế.

Hồ sơ thiết kế có quan trọng trong xây sửa nhà không?


Hồ sơ thiết kế là gì?

Hồ sơ thiết kế là tài liệu thể hiện hình dạng kiến trúc, kết cấu chi tiết của ngôi nhà. Đây là kết quả đầu tiên trong quy trình thiết kế. Những mong muốn của gia chủ sẽ được hiện thực hóa thông qua bộ hồ sơ này. Đây cũng là cầu nối quan trọng giữa đơn vị thi công, gia chủ và công trình.

Hồ sơ thiết kế nhà chuẩn bao gồm những gì

Cụ thể, một bộ hồ sơ kiến trúc đầy đủ sẽ bao gồm:

Một bộ hồ sơ tiêu chuẩn cần có các bản vẽ cơ bản liên quan đến kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật (điện – nước). Những mô tả về ngoại thất công trình, thiết kế nội thất và dự toán cũng được đề cập. Từ đó gia chủ sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về công trình trong tương lai.

1. Hồ sơ thiết kế kiến trúc

Trong bộ hồ sơ thiết kế nhà ở, phần kiến trúc cơ sở thể hiện đầy đủ mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt. Đây sẽ là cơ sở để người xem đánh giá tổng thể về công trình. Phần thiết kế kiến trúc thường thể hiện các nội dung bao gồm:

– Mặt bằng định vị vị trí xây dựng: Sơ đồ vị trí, địa điểm khu đất xây dựng, số liệu quy mô, tính chất dự án, hiện trạng, ranh giới khu đất, thông tin quy hoạch, hướng, tuyến công trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu và theo quy hoạch được phê duyệt (nếu có), công trình hiện hữu và kiến trúc cảnh quan xung quanh, phân tích mối liên kết giao thông;

– Bản vẽ mặt bằng tổng thể: Góp phần biểu thị vị trí tổng quan quy hoạch của lô đất. Trên bản vẽ mặt bằng khái quát với đánh dấu hướng Nam, Bắc để giúp chủ nhà có thể định hướng được cửa nhà sở hữu cổng, hướng cổng với liên lạc đi lại ở trong sân;

– Bản vẽ mặt bằng các tầng: Thể hiện vị trí, kích thước của các bức tường, các vách ngăn của cầu thang, cách sắp xếp vị trí các phòng, đồ đạc, trang bị, diện tích của các phòng. Dựa vào bản vẽ ngoài mặt bằng các tầng người thợ thi công sẽ biết mình cần phải thi công những gì và làm theo tiện dụng hơn;

– Bản vẽ mặt đứng: Mô tả chi tiết cách thức trang hoàng kiến trúc ngoại thất của nhà, vị trí và kích thước chi tiết;

– Bản vẽ mặt cắt: Diễn đạt được vị trí, hình dáng kiến trúc bên trong của những phòng trong ngôi nhà.

– Bản vẽ chi tiết các bộ phận dầm, sàn, mái: Được chú thích tất cả các lớp cấu tạo, các mẫu nguyên liệu để thuận tiện trong quá trình thi công.

– Bản vẽ chi tiết các khu vực tam cấp, tiền sảnh, tường rào, cầu thang,…

– Ảnh phối cảnh 3D: Cho phép gia chủ hình dung căn nhà trong tương lai sẽ ra sao, kiến trúc, vật liệu ngoại thất và cảnh quan quanh đó như thế nào.

2. Hồ sơ thiết kế kết cấu​

Nếu bản vẽ kiến trúc quyết định tính thẩm mỹ thì bản vẽ kết cấu lại mang đến những tính toán chuẩn xác nhằm đảm bảo chắc chắn, an toàn cho cả ngôi nhà. Bảng vẽ kết cấu gồm:

– Kết cấu móng: Phần móng nhà nằm dưới cùng, đóng vai trò vô cùng quan trọng khi chịu tải trọng toàn bộ công trình. Các khảo sát cũng chỉ ra rằng, đến 70% công trình gặp sự cố có nguyên nhân từ nền móng. Do đó, việc có một phần móng chắc chắn phù hợp với loại đất tại công trình là điều kiện quan trọng tiên quyết mà gia chủ cần hết sức lưu tâm.

– Kết cấu phần thân và kết cấu mái: Phần thân đóng vai trò như đoạn xương nối giúp nâng đỡ, gắn kết như các thành tố còn lại của ngôi nhà. Nhờ vào cột, dầm, tường, sàn, gác, cầu thang, …

Danh mục thiết kế kỹ thuật phần kết cấu thường thể hiện các nội dung sau:

– Mặt bằng định vị các cấu kiện (móng, đà kiềng, dầm, sàn, cầu thang, cột…)

– Chi tiết các cấu kiện

– Chi tiết gia cường, bố trụ tường, dầm…

3. Hồ sơ thiết kế hệ thống kỹ thuật​

Hệ thống kỹ thuật cơ bản gồm hệ thống cấp – thoát điện, nước. Tùy vào nhu cầu sử dụng của gia chủ có thể phát sinh thêm hệ thống an ninh, internet, điện lạnh… Các thiết kế này sẽ được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo cho toàn hệ thống hoạt động an toàn, hợp lý, tiết kiệm. Hệ thống chi tiết kỹ thuật được thể hiện trong hồ sơ thiết kế thông qua các bản vẽ:

– Các chi tiết lắp đặt (công tắc chiếu sáng, trunking, ổ cắm điện, tủ điện âm tường…)

– Sơ đồ nguyên lý hệ thống điện, nguyên lý cấp nước

– Mặt bằng cấp nguồn điện, cấp nước – thoát nước, điện lạnh, lắp đặt camera tại các tầng

– Mặt bằng định vị đèn các tầng

– Mặt bằng hoàn thiện công tắc các tầng

– Mặt bằng, mặt cắt hầm tự hoại.

4. Hồ sơ thiết kế ngoại thất​

Không chỉ khoác lên như một chiếc áo, ngoại thất này còn ảnh hưởng trực tiếp đến công năng sử dụng của công trình. Do đó, chúng cần được tính toán thật chuẩn xác.

Bản vẽ gồm:

– Hiện trạng cảnh quan, mặt bằng, mặt đứng, bố trí ngoại thất, sân vườn;

– Các chi tiết kiến trúc, loại cây xanh, bồn cây, tiểu cảnh, đồ ngoại thất, lối đi, hồ nước, chỉ định vật liệu liên quan đến thiết kế;

– Chỉ định hoàn thiện trang trí ngoại thất, sân vườn, thống kê, chỉ định thông số kỹ thuật các thiết bị lắp đặt;

– Các bản vẽ phối cảnh tổng thể sân vườn, chi tiết, điểm nhấn, tiểu cảnh.

5. Hồ sơ thiết kế nội thất​

Thiết kế nội thất không chỉ là phân bố các phòng, bố trí các phương tiện sinh hoạt với vị trí, kiểu dáng, kích thước hợp lý mà trên hết nội thất là sự phối hợp hài hòa màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ kiến trúc, các vật trang trí để tạo nên một không gian sống thuận tiện, thoải mái và cả thể hiện niềm yêu thích của chủ nhân không gian đó, đồng thời phù hợp phong thủy. Bảng mô phỏng 3D nội thất sẽ giúp gia chủ hình dung ngôi nhà dễ hơn ngôi nhà trong thực tế.

6. Hồ sơ dự toán giá thành công trình​

Các phần liên quan đến hồ sơ thiết kế đều ảnh hưởng trực tiếp đến dự toán giá thành của toàn bộ công trình.Tuy nhiên, giá thành của công trình sẽ còn tùy thuộc vào quy mô, nguyên vật liệu, thiết bị… Các khoản chi dự trù thường bao gồm các khoản:

– Chi phí trực tiếp: vật liệu, nhân công, máy thi công…

– Chi phí gián tiếp: chi phí quản lý, lán trại, trắc đạc…

– Thuế giá trị gia tăng.

Như vậy, thông qua hồ sơ thiết kế, gia chủ không những dễ dàng mường tượng hơn về ngôi nhà tương lai của mình mà còn dự toán kinh phí và khối lượng nguyên vật liệu, qua đó giúp công việc giám sát và đẩy mạnh tiến độ công trình tiến hành nhanh chóng, thuận tiện hơn.
 

xaydungsongnam

New member
Để có một không gian đẹp theo đúng chuẩn, kèm theo đó là sự chắc chắn và bền lâu. Để đáp ứng được những điều kiện đó, tư vấn thiết kế kiến trúc ra đời với những lời khuyên từ các chuyên gia kiến trúc sư cho ra đời những bản vẽ chi tiết để không gian của bạn trở nên hoàn hảo hơn.

Kiến trúc là phần mang đến vẻ đẹp, sự sáng tạo hay độc lạ cho một công trình. Vì vậy mà khi xây dựng công trình không thể thiếu thiết kế kiến trúc xây dựng. Dịch vụ tư vấn thiết kế kiến trúc giúp tạo ra những công trình hoàn hảo và đảm bảo chất lượng.

Công việc chính của tư vấn thiết kế kiến trúc


Tư vấn thiết kế kiến trúc bao gồm tất cả các công việc thiết kế để tạo nên hình dáng kiến trúc và trang trí nội thất công trình. Không chỉ giới hạn trong phạm vi công việc của kiến trúc sư hay họa sĩ thiết kế. Nó bao gồm rất nhiều chuyên ngành như kiến trúc, kết cấu, cấp điện và chiếu sáng, cấp thoát nước, điều hoà và thông gió,… Trong đó kiến trúc sư đóng vai trò thiết yếu.

Dịch vụ tư vấn thiết kế kiến trúc sẽ giúp khách hàng có một cái nhìn tổng quan trước khi bắt đầu vào thi công công trình. Họ sẽ hình dung ra kiểu dáng của ngôi cũng như sơ đồ công năng sử dụng của toàn bộ ngôi nhà. Từ đó có thể điều chỉnh những điểm chưa hợp lý trong việc phân chia công năng sử dụng cũng như kiểu dáng.

Quy trình thực hiện tư vấn thiết kế kiến trúc


Các công việc chính của tư vấn thiết kế kiến trúc

  • Công tác tư vấn thiết kế bao gồm lập dự án tư vấn đầu tư, thiết kế ý tưởng, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công. Cùng với đó là sự phối hợp của các bộ môn quy hoạch, thiết kế kiến trúc, kết cấu, hạ tầng, phòng cháy…
  • Khảo sát hiện trạng, phác thảo ý tưởng thiết kế.
  • Tư vấn bám sát nội dung theo mong muốn của chủ đầu tư, đảm bảo chất lượng, hiệu quả cả về công năng và thẩm mỹ của công trình.
  • Đưa ra quy hoạch tổng thể và thiết kế ý tưởng cho dự án.
  • Thiết kế kỹ thuật cơ sở hạ tầng, bao gồm kiến trúc, kết cấu, M&E
  • Lập tổng mức đầu tư dự án
  • Giám sát tác giả trong suốt thời gian thực hiện

Quy trình thực hiện tư vấn thiết kế kiến trúc

Bước 1: Thiết kế ý tưởng

  • Sau khi nhận bài toán từ chủ đầu tư, các kiến trúc sư sẽ tiến hành thu thập thông tin hiện trạng, khảo sát địa hình và địa chất trước khi bắt tay vào thiết kế. Trao đổi với chủ đầu tư để xác định rõ nét tiêu chí, phong cách, phù hợp với mục đích sử dụng, sau đó lên những ý tưởng ban đầu cho dự án.
  • Đề xuất giải pháp thiết kế, bao gồm các ý tưởng cảm hứng, định hướng về tương lai và các giải pháp về quy hoạch, kiến trúc, nội thất, cảnh quan, chiếu sáng, sử dụng vật liệu kết cấu, M&E, đưa ra tổng mức đầu tư.

Bước 2: Thiết kế cơ sở

  • Khi hồ sơ thiết kế ý tưởng được duyệt, các kiến trúc sư thiết kế sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện các giải pháp thiết kế.
  • Tiến hành triển khai hồ sơ thiết kế cơ sở, lập dự án đầu tư và tính toán tổng mức đầu tư.

Bước 3: Quy trình thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công

  • Triển khai hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công
  • Triển khai thuyết minh thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công
  • Lập chỉ dẫn kỹ thuật và chi tiết dự toán.

Bước 4: Giám sát tác giả

  • Quá trình này diễn ra trong suốt quá trình thi công cho đến khi công trình hoàn tất.
  • Tại sao cần tư vấn thiết kế
  • Đảm bảo chất lượng công trình
Vai trò của công ty thiết kế kiến trúc rất quan trọng trong việc tạo nên các dự án chất lượng cao, đảm bảo tính thẩm mỹ, công năng, tiết kiệm chi phí và thời gian xây dựng.

Khi có sự đầu tư tính toán kỹ lưỡng của các kiến trúc sư, công trình xây dựng sẽ được thực hiện một cách hiệu quả, sử dụng vật liệu hợp lý, bền vững cùng thời gian

Tư vấn thiết kế kiến trúc bao gồm tất cả các công việc thiết kế để tạo nên hình dáng kiến trúc và trang trí nội thất công trình.


Hạn chế phát sinh chi phí

Việc phát sinh các khoản chi phí không mong muốn là điều không thể tránh khỏi khi xây dựng. Tuy nhiên, với đội ngũ tư vấn thiết kế sẽ giúp chủ đầu tư hạn chế tối đa các khoản phát sinh bằng việc đưa ra dự toán chi tiết, giúp xác định chi phí cần thiết, sát nhất với thiết kế hoàn thiện cuối cùng.

Tuân thủ đúng quy định của pháp luật


Tuân thủ đúng quy định của pháp luật

Với mỗi loại hình xây dựng công trình khác nhau lại có những yêu cầu, quy định khác nhau từ cơ quan nhà nước. Công ty thiết kế kiến trúc sẽ định hình ý tưởng, mong muốn của chủ nhà về công trình, đồng thời lập hồ sơ thiết kế thỏa mãn quy định của nhà nước về cấp phép, độ an toàn, chỉ tiêu, phòng cháy… giúp đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.

dreamhome-1024x614.jpg


Là một công ty kiến trúc với đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm, không ngừng cố gắng mỗi ngày, SONG NAM tự tin có thể đáp ứng được một cách đầy đủ và chu đáo nhất những yêu cầu từ phía khách hàng với mức chi phí cạnh tranh và nhiều ưu đãi. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua https://songnam.net khi bạn cần tìm cho mình một đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc chuyên nghiệp nhé.
 
mu-cnc
Top